Kiến thức về ngữ pháp tiếng Anh là nội dung quan trọng, đặc biệt đối với các thí sinh chuẩn bị cho Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia (THPT QG). Bài viết này, SET GLOBAL sẽ tổng hợp các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh thường gặp, cung cấp kiến thức hữu ích và mẫu câu minh họa giúp bạn hiểu rõ và ứng dụng chúng một cách hiệu quả. 

Mục Lục

1. Cấu trúc câu so sánh

Khi học các cấu trúc tiếng Anh, chúng ta không thể bỏ qua nội dung về cấu trúc câu so sánh bao gồm: cấu trúc so sánh bằng, cấu trúc so sánh hơn và cấu trúc so sánh hơn nhất.

Cấu trúc ngữ pháp so sánh
Cấu trúc ngữ pháp so sánh
Loại cấu trúc Khái niệm Cấu trúc Ví dụ
Cấu trúc so sánh bằng Sử dụng cấu trúc so sánh bằng để so sánh sự cân đối, tương đương hoặc giống nhau ở một điểm hay khía cạnh nào đó giữa 2 sự vật hay sự việc. S + V + as + Adv/adj + as + … She is as tall as her brother. (Cô ấy cao bằng anh trai cô ấy.)

This book is as interesting as that one. (Cuốn sách này thú vị bằng cuốn kia.)

Cấu trúc so sánh hơn Sử dụng cấu trúc so sánh hơn để so sánh giữa hai người hoặc vật, để chỉ ra sự chênh lệch về đặc điểm (mức độ, kích thước, khả năng, hoặc tính chất, khía cạnh…) nào đó. (1) S1 + V + Adv/adv (ngắn) + đuôi er + than + S2…

(2) S + V + more + Adv/adv (dài) + than + O

He is taller than his sister. (Anh ấy cao hơn em gái mình.)

This car is more expensive than the other one. (Chiếc xe này đắt hơn chiếc kia.)

Cấu trúc so sánh nhất Cấu trúc so sánh nhất dùng để so sánh một người hoặc vật trong một nhóm, để chỉ ra sự hơn nhất về đặc điểm (mức độ, kích thước, khả năng,..) hoặc tính chất nào đó. (1) S + V + the + Adv/Adj (ngắn) + -est + …

(2)S + V + the + most + Adj/Adv (dài) … 

She is the tallest in her family. (Cô ấy cao nhất trong gia đình cô ấy.)

That movie is the most interesting of all. (Bộ phim đó thú vị nhất trong tất cả.)

2. Cấu trúc câu điều kiện

Các cấu trúc câu điều kiện là loại cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh thường xuyên xuất hiện ở hầu hết các bài thi tiếng Anh. Được đánh giá là phần nội dung quan trọng cần học hàng đầu. 

Loại câu điều kiện Cách dùng Cấu trúc Ví dụ
Câu điều kiện loại 0 Sử dụng để diễn đạt một sự thật hiển , sự kiện lặp đi lặp lại, hoặc một quy luật tự nhiên. If + S + V(s, es), S  + V(s, es) If you heat water to 100 degrees, it boils. (Nếu bạn đun nước lên 100 độ, nước sôi.
Câu điều kiện loại 1 Sử dụng để diễn đạt một điều có khả năng xảy ra trong tương lai, và nó dựa vào một điều kiện nào đó ở hiện tại. If + S + V(s,es), S + will + V (nguyên thể) If it rains tomorrow, I will stay home. (Nếu ngày mai mưa, tôi sẽ ở nhà.)
Câu điều kiện loại 2 Sử dụng để diễn đạt một điều không có khả năng xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai. If + S + V-ed/ were (not), S + would/ could/ should (not) + V-inf If I won the lottery, I would travel the world. (Nếu tôi trúng xổ số, tôi sẽ du lịch vòng quanh thế giới.)
Câu điều kiện loại 3 Sử dụng để diễn đạt một điều không có khả năng xảy ra trong quá khứ. If + S + had + V(PII), S + would/ could/ should + have + Ved/II If I had known, I would have come to the party. (Nếu tôi biết, tôi đã đến buổi tiệc.)
Câu điều kiện hỗn hợp Thường kết hợp cấu trúc của câu điều kiện loại 2 cho phần điều kiện và cấu trúc của câu điều kiện loại 3 cho phần kết quả, hoặc ngược lại. If + S + Ved/ were (not), S + would/ could/ should + have + VII If I were here, I could show you around the city.
lf +S + had + VII, S + would/ could/ should (not) + V-inf If he had studied harder, he might have passed the test. (Nếu anh ấy học chăm chỉ hơn, có lẽ anh ấy đã đỗ bài kiểm tra.)

 

XEM THÊM: Hệ thống 12 thì tiếng Anh cơ bản cho người mất gốc

3. Cấu trúc câu bị động

Câu bị động (Passive Voice) trong tiếng Anh là một cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cho phép thể hiện hành động bị nhận thức mà không nhất thiết phải chỉ ra người hoặc thứ thực hiện hành động.

Cấu trúc ngữ pháp của câu bị động
Cấu trúc ngữ pháp của câu bị động

3.1. Cấu trúc câu bị động trong tiếng Anh ở 12 thì

Thì Chủ động Bị động
Hiện tại đơn S + V(s/es) + O S + am/is/are + V3/-ed
Hiện tại tiếp diễn S + am/is/are + V-ing + O S + am/is/are + being + V3/-ed
Hiện tại hoàn thành S + have/has + V3/-ed + O S + have/has + been + V3/-ed
Quá khứ đơn S + V(ed/Ps) + O S + was/were + V3/-ed
Quá khứ tiếp diễn S + was/were + V-ing + O S + was/were + being + V3/-ed
Quá khứ hoàn thành S + had + V3/-ed + O S + had + been + V3/-ed
Tương lai đơn S + will + V-infi + O S + will + be + V3/-ed
Tương lai hoàn thành S + will + have + V3/-ed + O S + will + have + been + V3/-ed
Tương lai gần S + am/is/are going to + V-infi + O S + am/is/are going to + be + V3/-ed
Động từ khuyết thiếu S + ĐTKT + V-infi + O S + ĐTKT + be + V3/-ed

3.2. Cấu trúc câu bị động dạng tường thuật

Câu chủ động: S1 + V1 + that + S2 + V2 + …

Câu bị động: S + be + V3/-ed + to V2 hoặc It + be + V3/-ed + that + S2 + V2

Ví dụ:

Jenny said, “The project will be finished by next week.”

Jenny said that the project will be finished by the following week.

3.3. Cấu trúc câu bị động dạng nhờ vả

Câu chủ động Câu bị động
… have someone + V (ng.thể) sth … have sth + V3/-ed (+ by someone)
… make someone + V(ng.thể) sth … (sth) + be made + to V + (by someone)
… get + someone + to V + sth … get + sth + V3/-ed + (by someone)

 

Ví dụ:

They had the mechanic repair the car. (Họ thuê thợ sửa xe.)

4. Cấu trúc câu Wish

Cấu trúc câu wish trong tiếng Anh được sử dụng để diễn đạt mong muốn hoặc hy vọng về một tình huống, sự việc, hoặc điều gì đó mà bạn muốn thay đổi trong hiện tại hoặc quá khứ.

Cấu trúc ngữ pháp đối với Wish
Cấu trúc ngữ pháp đối với Wish
Loại câu wish Cách dùng Cấu trúc Ví dụ
Cấu trúc wish ở hiện tại Sử dụng wish ở thì hiện tại để diễn đạt sự tiếc nuối về điều gì đó không đúng hoặc không thể trong hiện tại. S + wish(es) + S + Ved/II + OS + wish(es) + S + didn’t + V + O I wish I had more free time. (Tôi ước mình có nhiều thời gian rảnh hơn.)

She wishes she knew how to play the guitar. (Cô ấy ước cô ấy biết chơi đàn guitar.)

Cấu trúc wish ở quá khứ Sử dụng wish ở thì quá khứ để diễn đạt sự tiếc nuối về điều gì đó không đúng hoặc không thể trong quá khứ. S1 + wish(es) + S2 + had + VP(II) I wish I was on vacation right now. (Tôi ước mình đang trong kì nghỉ ngay bây giờ.)

They wished they had more time to finish the project. (Họ ước họ có nhiều thời gian hơn để hoàn thành dự án.)

Cấu trúc wish ở tương lai Sử dụng wish ở tương lai để diễn đạt sự tiếc nuối về điều gì đó không đúng hoặc không thể trong tương lai. S1 + wish(es) + S2 + could/ would + V I wish I would pass the exam. (Tôi ước mình sẽ qua bài kiểm tra.)

She wishes she could attend the party next week. (Cô ấy ước cô ấy có thể tham dự bữa tiệc tuần tới.)

 

XEM THÊM: 8 Mẹo học từ vựng tiếng Anh “thần tốc” hiệu quả

5. Các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh thường gặp khác

Dưới đây là một số cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh khác mà bạn cần học cho bài thi THPT QG:

 

Loại cấu trúc Cách dùng Cấu trúc
Cấu trúc enough Cấu trúc enough được sử dụng để diễn đạt mức độ đủ, thường sau danh từ hoặc động từ, và thường đi kèm với to hoặc for. S + V + adj + enough + (for sb) + to V
S + to be + enough + N + (for sb) + to V
Cấu trúc suggest Cấu trúc suggest có nghĩa gợi ý, đề nghị. Thường được sử dụng khi bạn đưa ra một ý kiến hoặc lời khuyên. suggest V-ing/N
suggest that + mệnh đề.
Cấu trúc hope Cấu trúc hope có nghĩa hi vọng, và thường được sử dụng để thể hiện mong muốn. Hope + to V
Hope + mệnh đề
Cấu trúc used to Cấu trúc Used to được sử dụng để diễn đạt một hành động thường xuyên diễn ra trong quá khứ, nhưng không còn xảy ra ở hiện tại. S + used to + V
S + be/get + used to + V_ing/N
Cấu trúc let Cấu trúc let có nghĩa cho phép, để. Nó thường được sử dụng khi bạn cho phép ai đó làm điều gì đó. let + V
Cấu trúc would you mind Cấu trúc would you mind thường được sử dụng để lịch sự yêu cầu hoặc đề nghị điều gì đó. S + mind + V-ing/N
Would you mind/Do you mind + V-ing/N
Cấu trúc although Cấu trúc although có nghĩa mặc dù. Nó thường được sử dụng để kết nối hai ý trái ngược với nhau trong câu. Although + N/V-ing, S + V + …

S + V + … although N/V-ing

Cấu trúc inspite of Cấu trúc in spite of cũng có nghĩa mặc dù, tương tự although, thường được sử dụng để thể hiện sự trái ngược. In spite of + N/V-ing, S + V + …

S + V + … in spite of N/V-ing

 

Hãy thường xuyên thực hành những bài tập về các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh trên để có thể ghi nhớ dễ dàng hơn.

Trên đây là tổng hợp các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh thường gặp là một tài liệu hữu ích cho những ai đang học tiếng Anh. Dù bạn đang chuẩn bị cho kỳ thi THPT QG quan trọng hay muốn nâng cao kỹ năng ngôn ngữ cá nhân, hiểu biết về các cấu trúc ngữ pháp này sẽ giúp bạn vượt qua những thách thức về tiếng Anh một cách hiệu quả. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các cấu trúc ngữ pháp thường gặp và sẽ hỗ trợ bạn trong hành trình học tập và sử dụng tiếng Anh.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng kí tư vấn

    SET Global cam kết bảo mật thông tin của quý anh/chị

    This will close in 0 seconds